Thoát vị đĩa đệm – một căn bệnh tưởng chừng chỉ gặp ở người cao tuổi thì hiện nay lại trở nên trẻ hóa. Vậy triệu chứng nhận biết căn bệnh này là gì, và phải điều trị như thế nào? Hãy cùng Sức khỏe Y khoa tìm hiểu về căn bệnh này trong bài viết ngay sau đây.
Nội dung bài viết
1. Thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, triệu chứng điển hình
Theo BS. Nguyễn Tăng Miên, thoát vị đĩa đệm là tình trạng hủy hoại đĩa đệm hay còn được gọi là tình trạng thoái hóa đĩa đệm.
Theo đó, ở cơ thể người sẽ có 32 đốt sống, bao gồm 7 đốt sống ở cổ, 5 đốt sống ở xương, 12 đốt ở lưng, 3 đốt ở xương cụt.
Giữa các đốt này có một tổ chức ngăn cách chúng – tổ chức này được gọi là đĩa đệm. Đĩa đệm có thể bị thoái hóa, rách, nứt ở bất kỳ khu vực nào của cột sống. Tuy nhiên phổ biến nhất là tình trạng thoát vị đĩa đệm ở thắt lưng.
Đối tượng dễ mắc bệnh
Đối tượng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này thường là những người thường xuyên phải lao động chân tay, mang vác nặng, những người thừa cân béo phì, người cao tuổi…
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm
- Do tuổi tác: Như đã nói ở trên, người cao tuổi có nguy cơ cao nhất mắc phải căn bệnh này. Bởi khi quá trình lão hóa diễn ra, đĩa đệm và cột sống sẽ bị mất nước dẫn tới thoái hóa xơ cứng, rất dễ bị tổn thương.
- Do lao động nặng, sai tư thế: Lao động, vận động quá sức, sai tư thế khiến đĩa đệm và cột sống bị tổn thương.
- Do chấn thương: Một số trường hợp chấn thương (Tai nạn, chơi thể thao) cũng là nguyên nhân gây ra bệnh này.
- Do bẩm sinh: Nhiều trường hợp bẩm sinh như gù vẹo, thoái hóa cột sống bẩm sinh cũng là nguyên nhân thoát vị đĩa đệm.
- Cân nặng của cơ thể: Cân nặng của cơ thể càng lớn, gánh nặng cho những đĩa đệm cột sống càng cao, đặc biệt là ở khu vực thắt lưng.
Nhận biết dấu hiệu, triệu chứng bệnh
Một số triệu chứng tiêu biểu khi đĩa đệm bị thoái hóa, tổn thương nặng như:
- Đau nhức tay hoặc chân: Vùng cổ, thắt lưng, gáy, cổ chân, cổ tay đau đột ngột và lan rộng ra. Có thể đau âm ỉ vài ngày đến vài tháng rồi mới phát đau dữ dội, nhất là khi vận động, đi lại, nằm, ngồi.
- Tê bì chân tay: Đây là triệu chứng thường gặp nhất, tình trạng tê bì sẽ lan ra thắt lưng, cổ, đùi, bẹn chân, gót chân, khiến người bệnh cảm thấy như bị kiến bò.
- Yếu cơ, bại liệt: Tình trạng này xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn nặng, thường sau một thời gian dài mới phát hiện được. Khi đó gười bệnh khó có thể đi lại vận động, lâu dần gây ra teo cơ, teo chân, liệt tứ chi.
- Mất cảm giác tại các vùng gọi là “yên ngựa” trên cơ thể: Mất cảm giác ở bắp đùi trong, phía sau chân, vùng quanh hậu môn.
Lưu ý: Một số trường hợp không có triệu chứng rõ ràng, cho đến khi tình trạng đột ngột trở nên nặng hơn. Vì vậy, người bệnh hãy đi khám nếu thỉnh thoảng gặp phải tình trạng đau nhức tay chân, tê bì chân tay mà không rõ nguyên nhân.
2. Biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị sớm sẽ để lại những biến chứng nặng nề như:
- Nguy cơ liệt nửa người hoặc liệt cả người vĩnh viễn, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.
- Đại tiện mất kiểm soát do thần kinh vùng thắt lưng bị chèn ép, từ đó són tiểu, tiểu dầm dề, nước tiểu chảy rỉ ra một cách thụ động; khiến người bệnh khổ sở, tự ti.
- Nguy cơ teo cơ, teo chi nhanh chóng dẫn đến mất khả năng đi lại, vận động, cơ thể vì thế cũng suy yếu.
5. Phòng ngừa và điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm tuy là một trong những bệnh thường gặp nhưng lại để lại biến chứng vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy phòng ngừa và điều trị sớm là việc làm cần thiết để tránh những hậu quả không mong muốn có thể xảy ra.
Phương pháp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm hiệu quả
- Tập luyện thể dục thể thao bằng các môn thể thao vừa sức, tăng độ dẻo dai của các cơ cạnh cột sống.
- Không mang vác, vận động, tập luyện thể thao quá sức hoặc sai tư thế.
- Duy trì cân nặng phù hợp với chiều cao, tránh áp lực quá nặng lên cột sống.
- Ăn uống đủ dinh dưỡng, giữ gìn sức khỏe để cơ thể luôn khỏe mạnh, không lão hóa sớm.
Tìm hiểu thêm: Phát hiện sớm thoái hóa điểm vàng ở người cao tuổi
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp nào?
Có nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm. Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phù hợp đem lại hiệu quả cao nhất.
Người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm sau đây.
Điều trị bảo tồn
Đây là phương pháp áp dụng cho các trường hợp bệnh nhẹ, được thực hiện như sau:
- Người bệnh cần tránh những tư thế gây đau và phải thực hiện kế hoạch luyện tập theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Sử dụng thuốc theo đơn được kê để giảm các triệu chứng trong thời gian ngắn. Các nhóm thuốc có thể được sử dụng là thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, corticoid đường tiêm.
Thực hiện phẫu thuật
Lưu ý khi điều trị bệnh
- Hạn chế các hoạt động mạnh, tăng cường nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế.
- Đi khám ngay khi các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng như: Bị yếu đột ngột ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, đặc biệt là chân; tê liệt ở chân, đau tê vùng bàn tọa, khó tiểu hoặc khó đại tiện…
- Tránh nằm quá nhiều: Nên nghỉ ngơi một thời gian ngắn sau đó đứng dậy thực hiện vận động nhẹ như đi lại, tập các bài tập nhẹ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Thoát vị đĩa đệm có thể điều trị khỏi nếu người bệnh tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Bên cạnh đó, người bệnh không nên chủ quan với các triệu chứng bệnh. Bởi phát hiện và điều trị sớm sẽ đạt kết quả cao nhất.